YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN KHI DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Các tác giả

  • Phạm Ngọc Thạch
  • Phạm Thị Mai Vui
  • Đỗ Quỳnh Hương
  • Tăng Bá Hoàng

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.64.471

Từ khóa:

COVID-19, hài lòng, tương tác, năng lực tự học, năng lực sử dụng internet, học kết hợp

Tóm tắt

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh đó, hầu hết các trường phổ thông và đại học ở các nước đã tổ chức cho học sinh, sinh viên học trực tuyến theo chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả một nghiên cứu so sánh trải nghiệm của giảng viên và sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của họ khi dạy và học trực tuyến tại một trường đại học ở Việt Nam trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19. Sử dụng phương pháp kết hợp phân tích định lượng và định tính, nghiên cứu cho thấy tương tác trực tuyến có tác động đến sự hài lòng của cả giảng viên và sinh viên nhưng năng lực sử dụng internet của sinh viên và khả năng tự học lại không có tác động tới sự hài lòng của họ khi học trực tuyến. Ngược lại, năng lực sử dụng internet của giảng viên lại có tác động đến sự hài lòng của chính bản thân họ khi dạy trực tuyến. Cả giảng viên và sinh viên cho rằng mặc dù việc học trực tuyến trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19 đã phần nào đáp ứng nhu cầu duy trì việc học tập nhưng trong tương lai và nên kết hợp học trực tuyến với trực tiếp nhằm mang lại kết quả học tập tối ưu.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-12-30

Cách trích dẫn

Phạm Ngọc Thạch, Phạm Thị Mai Vui, Đỗ Quỳnh Hương, & Tăng Bá Hoàng. (2024). YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN KHI DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (64), 62–80. https://doi.org/10.56844/tckhnn.64.471

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả