HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TRUYỆN NGẮN "ÔNG BỐ" CỦA A.P. CHEKHOV

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Lệ Quyên

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.79.840

Từ khóa:

Antôn Sêkhốp, truyện ngắn “Bố”, xã hội thế kỷ XIX, quan hệ gia đình, hình ảnh người cha

Tóm tắt

Nhà văn Nga Antôn Sêkhốp là một trong những tác giả viết truyện ngắn, nhà viết kịch nổi tiếng thế kỷ XIX không chỉ ở Nga, mà trên toàn thế giới. Qua các tác phẩm của Antôn Sêkhốp cuộc sống ở nước Nga cuối thế kỷ XIX được hiện lên tương tự như vô vàn những mảnh ghép trong một bức tranh về đời sống xã hội. Tác phẩm của ông luôn chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chạm đến trái tim người đọc. Bất kì một độc giả nào cũng cảm như thấy được suy nghĩ của chính mình trong các truyện ngắn của nhà văn tài ba. Một trong những tác phầm ấn tượng khắc họa hình ảnh người cha khác biệt hẳn so với những hình dung của chúng ta là truyện ngắn “Ông Bố” do nhà văn sáng tác vào năm 1880. Nghiên cứu này tập trung phân tích, mô tả và làm rõ hình ảnh người cha trong tác phẩm này của ông, cũng như nêu lên những vấn đề nhức nhối nổi bật của xã hội Nga nửa cuối thế kỷ XIX.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-04-02

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Lệ Quyên. (2025). HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TRUYỆN NGẮN "ÔNG BỐ" CỦA A.P. CHEKHOV. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (79), 131–140. https://doi.org/10.56844/tckhnn.79.840