GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NÓI TRONG CÁC GIỜ HỌC THỰC HÀNH TIẾNG NGA CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM: KỸ NĂNG NÓI NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Lệ Quyên

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.74.722

Từ khóa:

hoạt động lời nói, các kĩ năng, kĩ năng nói, phương tiện giảng dạy, các dạng bài tập

Tóm tắt

Trong các nghiên cứu về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là giảng dạy ngoại ngữ dành cho người nước ngoài, việc giảng dạy và học tập các kĩ năng thực hành tiếng (nghe, nói, đọc, viết) luôn được chú trọng và coi là nhiệm vụ tiên quyết để có thể đạt
được mục tiêu của quá trình đào tạo. Kĩ năng nói được đánh giá là một trong những kĩ năng gây không ít khó khăn cho sinh viên Việt Nam trong quá trình học tiếng Nga. Các nhà Nga ngữ đánh giá kĩ năng nói vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo. Bài báo đưa ra nhận định về vai trò của kĩ năng nói như một phương tiện giảng dạy và mô tả cụ thể các bước trong quá trình học tập có kèm theo các bài tập nhằm đạt được mục tiêu dạy và học. Bài viết dựa trên các nghiên cứu của các nhà Nga ngữ học hiện đại về quá trình giảng dạy kĩ năng nói tiếng Nga như một ngoại ngữ.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-01-30

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Lệ Quyên. (2024). GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NÓI TRONG CÁC GIỜ HỌC THỰC HÀNH TIẾNG NGA CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM: KỸ NĂNG NÓI NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (74), 14–27. https://doi.org/10.56844/tckhnn.74.722