TÍN NIỆM CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VỀ ĐƯỜNG HƯỚNG GIẢNG DẠY KỸ NĂNG VIẾT CHO SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH QUY MÔ NHỎ TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.78.776Từ khóa:
Tín niệm của giáo viên, đường hướng giảng dạy kĩ năng viết theo sản phẩm, đường hướng dạy dạy kĩ năng viết theo tiến trình, đường hướng dạy kĩ năng viết dựa vào phân tích thể loạiTóm tắt
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa tín niệm và thực tiễn giảng dạy kĩ năng viết bằng ngôn ngữ thứ hai, tuy nhiên, nghiên cứu về tín niệm của giáo viên về đường hướng giảng dạy kỹ năng viết và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành tín niệm này, đặc biệt là ở bậc đại học ở Việt Nam, vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này tìm hiểu về tín niệm của ba giáo viên tại một trường đại học về các đường hướng giảng dạy kỹ năng viết. Dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy sự không nhất quán giữa đường hướng mà giáo viên áp dụng so với đường hướng mong muốn của họ. Tuy có thể kết hợp linh hoạt đường hướng dạy viết theo sản phẩm và tiến trình nhưng họ thường có xu hướng thiên về một trong hai đường hướng này. Nguyên nhân chính xuất phát từ các yếu tố ngoại cảnh như thiếu chương trình đào tạo chuyên môn cho giáo viên, sĩ số lớp đông và sinh viên thiếu động lực học kỹ năng viết tiếng Anh. Nghiên cứu này nhấn mạnh việc giáo viên cần có cơ hội được tham gia các khoá đào tạo về phương pháp dạy viết, đặc biệt chú trọng đến đường hướng dạy kĩ năng viết theo thể loại văn bản. Qua đó giáo viên có thể nâng cao sự hiểu biết về ba đường hướng giảng dạy kỹ năng viết và tích hợp cả ba đường hướng này trong quá trình giảng dạy tùy theo từng trường hợp cụ thể.