TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN NGA TRONG GIỜ HỌC TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ (TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIÁO HỌC PHÁP)

Các tác giả

  • Plyaskova Elena Arkadyevna

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.79.837

Từ khóa:

tiếng Nga như một ngoại ngữ, RKI, truyện cổ tích Nga, diễn ngôn cổ tích, ngôn ngữ văn hóa học

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc sử dụng truyện cổ tích Nga trong các giờ học tiếng Nga như một ngoại ngữ, phân tích chức năng giáo dục và văn hóa của truyện cổ tích Nga. Việc xem các bộ phim hay chuyển thể từ truyện cổ tích Nga không chỉ làm phong phú, thú vị hơn quá trình học ngoại ngữ, mà còn giúp người học thực hành từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đã học, hình thành kỹ năng nghe, tạo lập văn bản và làm quen với văn hóa Nga. Bài báo cũng đề xuất các phương pháp dạy học khi khai thác bộ phim chuyển thể từ truyện "Masha và con gấu", "Đàn ngỗng-thiên nga", "Chị Alenushka và em trai Ivanushka", "Công chúa ếch". Mỗi truyện có một bộ bài tập riêng giải quyết các vấn đề từ vựng-ngữ pháp và kiến thức văn hóa, đồng thời khuyến khích người học chiêm nghiệm giá trị giáo dục của truyện cổ tích và vai trò của chúng trong văn hóa dân gian.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-04-02

Cách trích dẫn

Plyaskova Elena Arkadyevna. (2025). TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN NGA TRONG GIỜ HỌC TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ (TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIÁO HỌC PHÁP). Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (79), 99–112. https://doi.org/10.56844/tckhnn.79.837