NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG NHẬT CỦA GIÁO VIÊN VIỆT NAM XÉT TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀ QUAN NIỆM CỦA GIÁO VIÊN
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.17.626Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng sử dụng tiếng Nhật của giáo viên Việt Nam, kinh nghiệm học tiếng Nhật giai đoạn đầu và các quan niệm của giáo viên thông qua kết quả điều tra và phân tích các mối quan hệ này. Đối tượng điều tra là những học viên tham gia khóa học Đào tạo giáo viên tiếng Nhật của Trung tâm quốc tế tiếng Nhật thuộc Quỹ giao lưu quốc tế. Với mục đích đối chiếu so sánh, chúng tôi cũng đưa thêm những dữ liệu của những học viên đến từ các nước khác. Phân tích kết quả điều tra cho thấy:
- Đặc trưng khả năng sử dụng tiếng của những giáo viên người Việt Nam dạy tiếng Nhật là: năng lực ngữ pháp, đọc hiểu, từ vựng - chữ Hán tốt hơn khả năng diễn đạt bằng lời. Kết quả cuộc kiểm tra Năng lực hội thoại (OPI) cho thấy, từ cấp độ trung cấp (những phát ngôn thành câu), học viên đã thử sức với những miêu tả trừu tượng bằng vốn từ vựng, mẫu câu phong phú, tuy nhiên vẫn có vấn đề về tốc độ và độ lưu loát khi diễn đạt.
- Đặc trưng quan niệm của giáo viên: ý thức cao về sử dụng chính xác.
- Đặc trưng kinh nghiệm học tiếng Nhật giai đoạn đầu: có khuynh hướng chú trọng đến học ngữ pháp-học thuộc lòng-đọc dịch.
Có thể nhận thấy mối quan hệ thuận giữa 3 đặc trưng này. Đặc trưng về "ý thức về sử dụng chính xác" và "khả năng sử dụng tiếng Nhật" có trường hợp còn cho kết quả ngược chiều, nhưng về "khả năng sử dụng tiếng Nhật" kết hợp với việc học “ngữ pháp- học thuộc lòng-đọc dich” lại cho nhiều kết quả thuận chiều khả quan. Từ đó giúp chúng tôi hiểu rằng “ngữ pháp- học thuộc- đọc dịch” không gắn liền với “ý thức về sử dụng chính xác” và khả năng hội thoại.