TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA NGƯỜI HỌC (PEER LEARNING) TRONG GIỜ HỌC NÓI TIẾNG NHẬT - KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI –

Các tác giả

  • Nguyễn Song Lan Anh

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.61.46

Từ khóa:

phản hồi đồng đẳng, giờ học kĩ năng viết, hoạt động nói, phát biểu/ thuyết trình, sự chú ý

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, kế thừa những kết quả nghiên cứu của hoạt động peer learning trong giờ học kĩ năng viết, hoạt động peer learning đã bắt đầu được áp dụng cho giờ học nói tiếng Nhật. Bài viết này tổng kết lại kết quả của những nghiên cứu về hoạt động peer learning trong giảng dạy kĩ năng nói dựa trên 04 yếu tố mà Ikeda, Harata (2008) đã nêu . Đó là: 1) Sản phẩm bài nói; 2) Quá trình thực hiện hoạt động; 3) Mối quan hệ giữa sản phẩm bài nói và quá trình thực hiện hoạt động; 4) Nhận thức của người tham gia hoạt động. Từ đó, chúng tôi tổng kết lại các kết quả nghiên cứu và các báo cáo tình hình thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, số lượng và nội dung phạm vi nghiên cứu trong giờ học kĩ năng nói vẫn còn rất ít. Kết quả tổng kết các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, hoạt động peer learning trong giờ học kĩ năng nói mang lại cho người học cơ hội nhìn nhận lại sản phẩm phát ngôn của bản thân. Ngoài ra, hoạt động này cũng có ảnh hưởng tích cực đối với nội dung nói và sự chú ý của người nói tới người nghe. Để đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai, chúng tôi đã đưa ra 04 hướng cho việc thiết kế nghiên cứu cho hoạt động peer learning.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2020-03-01

Cách trích dẫn

Nguyễn Song Lan Anh. (2020). TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA NGƯỜI HỌC (PEER LEARNING) TRONG GIỜ HỌC NÓI TIẾNG NHẬT - KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI –. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, 1(61), 70–82. https://doi.org/10.56844/tckhnn.61.46