VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TRONG TÁC PHẨM “SỮNG SỜ VÀ RUN RẨY” CỦA NHÀ VĂN AMÉLIE NOTHOMB

Các tác giả

  • Đinh Mai Trang

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.75.744

Từ khóa:

Amélie Nothomb, văn học Pháp ngữ, văn hóa doanh nghiệp, Sững sờ và run rẩy

Tóm tắt

Nhà văn Amélie Nothomb là một hiện tượng của văn học đương đại ở các nước nói tiếng Pháp. Nhà văn chinh phục độc giả bằng lối kể chuyện tự truyện, sự hài hước lãng mạn, bộc lộ nội tâm sâu sắc, bằng vốn kiến thức văn hóa phong phú về các quốc gia nơi bà sinh sống trước khi trở về Vương quốc Bỉ năm 17 tuổi. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung vào cách thể hiện văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản trong tác phẩm "Sững sờ và run rẩy" của Amélie Nothomb xuất bản năm 1999 như: hệ thống cấp bậc, sự gắn bó lâu dài, cách cư xử hàng ngày của các nhân viên trong công ty lớn. Tận mắt chứng kiến cách thể hiện văn hoá này khi mới bắt đầu sự nghiệp phiên dịch viên trong một công ty ở Tokyo, sau khi tốt nghiệp đại học tại Vương quốc Bỉ, Amélie Nothomb đã bị ảnh hưởng không nhỏ trong suy nghĩ về đất nước Nhật Bản.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-04-15

Cách trích dẫn

Đinh Mai Trang. (2024). VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TRONG TÁC PHẨM “SỮNG SỜ VÀ RUN RẨY” CỦA NHÀ VĂN AMÉLIE NOTHOMB. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (75), 62–75. https://doi.org/10.56844/tckhnn.75.744