MÔ HÌNH THỰC TẬP XEN KẼ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BIÊN-PHIÊN DỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.74.727Từ khóa:
thực tập, thực tế, tính chuyên nghiệp, biên-phiên dịchTóm tắt
Bài báo này trình bày một nghiên cứu về việc tổ chức thực tập trong chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành biên phiên dịch tại Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu nâng cao tính chuyên nghiệp của chương trình đào tạo nói trên và đáp ứng các yêu cầu mới của nghề nghiệp, để chương trình đào tạo phù hợp hơn với những thay đổi trong bối cảnh hiện nay của thị trường lao động. Chúng tôi nghiên cứu và vận dụng khái niệm “hình thái” (configuration) của Norbert Elias (1970) làm cơ sở lý thuyết chính trong đề tài này để phân tích và hiểu rõ tính đa chiều, phức tạp của các tình huống thực tập. Kết quả nghiên cứu thực hiện tại các đơn vị có nhận sinh viên thực tập là cơ sở để chúng tôi xem xét, cải tiến việc tổ chức thực tập và thực tế hiện nay trong chương trình đào tạo, đồng thời hướng đến việc cấu trúc lại các học phần thực tập, thực tế để nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của chương trình đào tạo biên phiên dịch tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.