GIÁ TRỊ VĂN HÓA-VĂN HỌC CỦA HOÀNH PHI CỔ VIỆT NAM

Các tác giả

  • Nguyễn Gia Khoa
  • Nguyễn Ngọc Lân

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.73.686

Từ khóa:

hoành phi Việt Nam, văn hoá truyền thống, văn học Trung Quốc, nho giáo

Tóm tắt

Hoành phi là một thể loại đặc biệt của văn học và văn hóa truyền thống Việt Nam, thường xuất hiện trong các không gian kiến trúc truyền thống như đình chùa, từ đường, nhà cổ, thể hiện những giá trị truyền thống và ước nguyện lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ mai sau của người Việt Nam. Hiện nay, tuy số lượng người học tiếng Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhưng đa phần học tiếng Trung Quốc hiện đại, nên thường gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các giá trị văn hóa – văn học truyền thống ẩn chứa sau các con chữ trên Hoành phi. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua điền dã thực địa, khảo sát và thu thập 680 tấm hoành phi cổ, chủ yếu có niên đại thời Nguyễn tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hoành phi cổ của Việt Nam thường dùng 3 hoặc 4 chữ, thường được trích dẫn, cô đọng từ thành ngữ, điển cố trong kinh điển Nho gia, thơ phú, văn chương cổ đại Trung Quốc, mang nội hàm văn hoá – văn học sâu sắc; tạo điều kiện thuận lợi cho người học, tìm hiểu và nghiên cứu Hoành phi của Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời đại mới.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-10-04

Cách trích dẫn

Nguyễn Gia Khoa, & Nguyễn Ngọc Lân. (2023). GIÁ TRỊ VĂN HÓA-VĂN HỌC CỦA HOÀNH PHI CỔ VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (73), 20–30. https://doi.org/10.56844/tckhnn.73.686