MÔ HÌNH GIẢNG DẠY NHÓM ÁP DỤNG TRONG KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, NĂM HỌC 2006-2007

Các tác giả

  • Anh Nguyễn Vân
  • Chi Nguyễn Linh

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.12.672

Tóm tắt

Mô hình giảng dạy nhóm (Team teaching) từ lâu đã được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như về tính đa dạng, mang lại hiệu quả cao cho cả người học lẫn người dạy. Trong năm học 2006-2007, mô hình giảng dạy nhóm đã chính thức được áp dụng cho việc giảng dạy kỹ năng nói cho khối sinh viên năm thứ nhất tại khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội. Bước đầu, mô hình triển khai còn tương đối nhỏ, với sự tham gia của ba chuyên gia thuộc tổ chức REI và hai giáo viên tổ Thực hành tiếng trong khoa tiếng Anh.

Sau hai học kỳ, mô hình đã nhận được sự phản hồi tích cực từ cả hai phía: sinh viên và giáo viên. Trong 12 lớp khối năm thứ nhất (A-06) có rất nhiều những phản hồi khác nhau về cả mặt tích cực và hạn chế trong chương trình, tuy nhiên, hầu hết sinh viên đều nhận thức được tiến bộ của bản thân về phát âm, ngữ điệu và đặc biệt là sự tự tin, khả năng phản ứng và suy luận logic trong quá trình giao tiếp. Những bài giảng và tiêu chí kiểm tra đánh giá nhất quán giúp giáo viên khách quan hơn trong quá trình xếp loại người học. Quan trọng hơn nữa, các giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình làm việc.

Dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng mô hình giảng dạy nhóm hứa hẹn là một mô hình làm việc tốt, đặc biệt là cho các giáo viên trẻ.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-12-30

Cách trích dẫn

Nguyễn Vân, A., & Nguyễn Linh, C. (2024). MÔ HÌNH GIẢNG DẠY NHÓM ÁP DỤNG TRONG KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, NĂM HỌC 2006-2007. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (12), 71–82. https://doi.org/10.56844/tckhnn.12.672