MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI DỊCH SỐ TỪ TIẾNG HÀN

Các tác giả

  • Song Jung Nam
  • Nguyễn Phương Lâm

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.19.418

Tóm tắt

Cú pháp ngược với tiếng Việt, các loại đuôi câu phức tạp, từ ngoại lai, chữ Hán v.v. tạo cảm giác khó khăn vô cùng cho người mới học tiếng Hàn. Số từ lại càng như vậy. Với hệ thống số từ Hán-Hàn và số từ thuần Hàn cùng sử dụng song song khiến người học ngay từ khi nhập môn đã cảm thấy phức tạp, khó nhớ. Khi dịch, người học lại phải đối mặt với những khó khăn khác như mất thời gian chuyển đổi đơn vị hàng ngàn, hàng vạn (tiếng Hàn dùng đơn vị vạn, tiếng Việt dùng đơn vị ngàn làm chuẩn để thể hiện các con số lớn) hay lúng túng khi dùng tiểu từ đi kèm với các số từ để thể hiện một số cách nói tăng giảm và khó khăn khi làm quen với thứ tự nói ngược danh từ trước, số từ sau (ví dụ: “Việt Nam 10 người”). Những điều đó khiến người học mất tự tin và luôn nghĩ số từ và các biểu hiện liên quan đến số từ thật phức tạp.
Đặc biệt, với đặc thù dịch nói luôn bị áp lực về thời gian, khi gặp phải số từ người dịch phải lập tức lựa chọn nói số từ đó theo từ Hán-Hàn hay thuần Hàn, chuyển đổi đơn vị hàng ngàn hàng vạn v.v. là những thao tác mất thời gian... Trên cơ sở thực tế giảng dạy, kết quả kiểm tra dịch nói số từ của sinh viên và kinh nghiệm dịch cá nhân, trong bài viết này chúng tôi tập trung vào 5 nội dung chính - là những vấn đề thường khiến người dịch lưu tâm nhất khi dịch số từ.
1) Dùng số từ Hán-Hàn hay số từ thuần Hàn;
2) Sự lệch pha về hàng số (đơn vị ngàn và đơn vị vạn);
3) Vị trí của số từ trong câu;
4) Lưu ý một số tiểu từ thường đi kèm với số từ;
5) Một số cách đọc số thập phân, phân số, cách nói các số từ thường gặp.

Tiểu sử của Tác giả

Song Jung Nam

GS.TS., Khoa tiếng Việt, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc

Nguyễn Phương Lâm

ThS., Khoa tiếng Hàn, Trường Đại học Hà Nội

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-12-30

Cách trích dẫn

Song Jung Nam, & Nguyễn Phương Lâm. (2024). MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI DỊCH SỐ TỪ TIẾNG HÀN. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (19), 51–60. https://doi.org/10.56844/tckhnn.19.418