CẤP ĐỘ NGÔN NGỮ VÀ NGỮ VỰC GIÚP XÁC ĐỊNH DANH TÍNH NHÂN VẬT VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP TRONG TIỂU THUYẾT “L’EAU DES COLLINES” CỦA NHÀ VĂN MARCEL PAGNOL
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.70.178Từ khóa:
Danh tính nhân vật, tình huống giao tiếp, ngữ vực, phương ngữ, thái độTóm tắt
Bài viết này xác định một số cấp độ ngôn ngữ và ngữ vực được nhà văn Marcel Pagnol sử dụng để thể hiện danh tính nhân vật và đặc tính của các tình huống giao tiếp trong tiểu thuyết « L’Eau des collines » xuất bản năm 1988. Kết quả cho thấy phương ngữ được sử dụng để thể hiện các nhân vật là người địa phương, đồng thời để người đọc có cảm giác các tình huống giao tiếp thực sự diễn ra ở một vùng thôn quê nước Pháp. Các cấp độ ngôn ngữ trịnh trọng được nhà văn sử dụng trong phát ngôn của nhân vật giúp thể hiện danh tính của người có học thức trong khi cấp độ không chuẩn mực giúp xác định nhân vật là người ở tầng lớp bình dân. Trong tác phẩm của Pagnol, sự đối lập giữa cách dùng ngữ vực trịnh trọng và ngữ vực không chuẩn mực của các bên trong cùng một tình huống giao tiếp cũng thể hiện sự đối lập về cách suy nghĩ hoặc thái độ của các nhân vật; đó là các tình huống đối kháng, khó hòa giải khi mỗi người chỉ muốn nói theo phong cách riêng của mình.