PROJECT-BASED LEARNING: A STRATEGY OF TEACHING AND LEARNING CROSS-CULTURAL STUDIES AND CIVILIZATION AT UNIVERSITIES IN VIETNAM
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.19.416Abstract
Ngày nay ở hầu hết các nước trên thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn về giáo dục. Tâm điểm của những thay đổi này chủ yếu tập trung vào chương trình và phương pháp dạy-học. Để đáp ứng những thay đổi mang tính chất cách mạng trong giáo dục, trong những năm qua nhiều phương pháp dạy học tích cực ra đời nhằm thay thế những cách dạy và học truyền thống trước đây. Phương pháp dạy-học theo dự án hay còn gọi là phương pháp công trình (project-based learning, gọi tắt là PPDA) được xem như là phương pháp dạy-học tích cực trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Ở các nước có nền giáo dục phát triển, phương pháp này được đưa vào các trường học cách đây gần ba mươi năm và bây giờ đang trở nên phổ biến ở các cấp học, đặc biệt là trong giáo dục học đại học. Ở Việt Nam, phương pháp này đã được một số trường đại học cũng như trung học áp dụng. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của nó trong các trường học nhìn chung chưa đáng kể.
Trong chương trình đạo tạo cử nhân ngoại ngữ ở Việt Nam, đổi mới về phương pháp giảng dạy được xem là yêu cầu cấp bách, đặc biệt kể từ khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Vì vậy, việc áp dụng PPDA nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi xin giới thiệu ứng dụng PPDA vào việc dạy-học bộ môn Đất nước học Anh-Mỹ và Giao tiếp liên văn hóa trong chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh, nhằm đóng góp vào việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học trong chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh của các trường đại học tại Việt Nam.