ÁP DỤNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ SÁCH NHẰM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “MỘT CÂU CHUYỆN ĐÙA” CỦA ANTON CHEKHOV, TRONG SÁCH NGỮ VĂN LỚP 10, TẬP 2, BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.79.830Từ khóa:
Kỹ năng đọc hiểu, đọc văn bản và củng cố, mở rộng, Mô hình Câu lạc bộ sách, các bài tập nhật kí đọc sách, văn họcTóm tắt
Đọc văn bản, củng cố, và mở rộng kiến thức là nội dung bắt buộc trong rèn luyện kỹ năng đọc hiểu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn Ngữ văn lớp 10 nói riêng. Việc bổ sung vào chương trình nêu trên nội dung dạy học đọc văn bản, củng cố, và mở rộng không chỉ góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy mà còn rèn luyện nhân cách và phát triển bản thân người học. Nghiên cứu này đề xuất phương pháp tổ chức các hoạt động đọc văn bản, củng cố, và mở rộng kiến thức bằng việc áp dụng mô hình Câu lạc bộ sách với 10 bài tập Nhật kí đọc sách trong dạy học truyện ngắn trữ tình“Một chuyện đùa nho nhỏ” của Anton Chekhov nhằm tạo sự hứng thú với hoạt động đọc sách và củng cố tình yêu đối với văn học nghệ thuật.