CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT VĂN BẢN VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.12.352Tóm tắt
Ngôn ngữ học văn bản là một ngành ngôn ngữ tương đối non trẻ. Nó đã trải qua hai giai đoạn phát triển: giai đoạn của „các ngữ pháp văn bản“, coi văn bản là một chỉnh thể cú pháp trên câu, và giai đoạn ngôn ngữ học „văn bản tính“, nghiên cứu tính văn bản, đi sâu vào mặt nội dung của văn bản. Trong giai đoạn phát triển thứ hai, tính MẠCH LẠC là một trong những đặc điểm có vai trò quyết định để tạo nên một văn bản đích thực.
Trong bài viết sau chúng tôi sẽ trình bày tính mạch lạc của văn bản và các phương tiện liên kết trong văn bản để đảm bảo tính mạch lạc này như phương thức lặp, phép liên tưởng, liên kết chủ đề, liên kết lôgic, v.v... theo quan điểm của Linke und Nussbaumer (20014). Mục đích cuối cùng của bài viết là nêu lên được tầm quan trọng của các phương tiện liên kết này trong việc dạy và học ngoại ngữ. Từ đó giáo viên có thể tìm và soạn các bài tập luyện phù hợp nhằm phát triển khả năng tạo văn bản cho người học ngoại ngữ, ví dụ như trong việc học từ vựng, rèn luyện kĩ năng đọc hay trong quá trình học kiến thức liên văn hoá.