Sử dụng chiến lược trong lớp học kỹ năng nghe tiếng Anh như một ngoại ngữ: Năng lực ngôn ngữ tạo nên sự khác biệt
DOI:
https://doi.org/10.56844/tckhnn.66.99Từ khóa:
chiến lược nghe, lớp học kỹ năng nghe tiếng Anh, sự khác biệt trong việc sử dụng chiến lược, listening strategies, EFL listening classes, differences in strategy useTóm tắt
Trong các kỹ năng cơ bản, kỹ năng nghe luôn là một thách thức với người học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu, giáo viên và người học luôn tìm kiếm nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện kỹ năng này, một trong số đó là sử dụng các chiến lược nghe. Bài báo là một phần của một nghiên cứu hỗn hợp nhằm điều tra các chiến lược nghe được sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Trường Đại học Hùng Vương, những người được phân loại là người nghe thành công và chưa thành công, sử dụng trong khi học tiếng Anh. Bài báo chỉ tập trung vào các dữ liệu định lượng thu được từ nhật ký liên quan đến chiến lược nghe dựa theo bảng mã hóa phân loại chiến lược của O’Malley & Chamot (1990) Vandergrift (1997). Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đã sử dụng các chiến lược siêu tri nhận và tri nhận thường xuyên hơn các chiến lược giao tiếp xã hội/cảm xúc và những người nghe thành công sử dụng ít chiến lược nghe hơn nhưng linh hoạt và hiệu quả hơn so với những người nghe chưa thành công. Do nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên một nhóm nhỏ sinh viên, nhóm nghiên cứu đề xuất các nghiên cứu tương tự sẽ được thực hiện với số lượng người học lớn hơn nhằm đem lại hiệu quả khái quát hóa cao hơn.
Among English language skills, listening often poses challenges to EFL learners. Therefore, researchers, teachers and learners of EFL have been seeking various methods to improve students’ listening skill, one of which is employing listening strategies. This paper is a part of a bigger mixed-methods research which aimed at investigating listening strategies adopted by English language majored students at Hung Vuong University, who were identified as successful and unsuccessful listeners. Only quantitative data collected from students’ diaries were reported in this paper on the basis of coding scheme according to the strategy taxonomy proposed by O’Malley & Chamot (1990) and Vandergrift (1997). The results of the study indicated that the students used metacognitive and cognitive strategies more frequently than social/affective strategies. Successful listeners used fewer listening strategies but in a more flexible and effective way than their unsuccessful counterparts. The study was conducted with a small number of participants; therefore, further research studies are suggested to be carried out with larger samples to obtain better generalization.