VĂN HÓA TRUNG HOA PHẢN ÁNH QUA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA CHỮ “火” (HUO) TRONG TIẾNG HÁN (SO SÁNH VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM THÔNG QUA THÀNH NGỮ CHỨA CHỮ “HỎA”, “LỬA” TRONG TIẾNG VIỆT)

Các tác giả

  • Ngô Hoài Điệp
  • Đỗ Hồng Thanh

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.67.93

Từ khóa:

Thành ngữ, Huo, Hỏa, Lửa, Văn hóa

Tóm tắt

Thành ngữ là cụm từ hay đoản ngữ cố định được đúc kết, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong tiếng Hán và tiếng Việt, thành ngữ là bộ phận cấu thành quan trọng, có vai trò chuyển tải nội hàm văn hóa của hai dân tộc. Trong khuôn khổ bài viết này, dưới góc nhìn ngôn ngữ học văn hóa (Cultural linguistics), chúng tôi tiến hành bàn luận về văn hóa Trung Hoa được phản ánh qua thành ngữ có chứa chữ “火” (HUO) trong tiếng Hán và so sánh với văn hóa Việt Nam thông qua thành ngữ có chứa chữ “Hỏa”, “Lửa” trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “lửa” có mối liên hệ mật thiết với phương thức sản xuất nông nghiệp nguyên thủy, chiến thuật quân sự trong chiến tranh thời cổ đại của Trung Quốc, phản ánh trạng thái cảm xúc, phương thức ứng xử, quan niệm sống, triết học, tôn giáo của cả hai dân tộc.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2021-09-01

Cách trích dẫn

Điệp, N. H. ., & Thanh, Đỗ H. . (2021). VĂN HÓA TRUNG HOA PHẢN ÁNH QUA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA CHỮ “火” (HUO) TRONG TIẾNG HÁN (SO SÁNH VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM THÔNG QUA THÀNH NGỮ CHỨA CHỮ “HỎA”, “LỬA” TRONG TIẾNG VIỆT). Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (67), 96–106. https://doi.org/10.56844/tckhnn.67.93