CẤU TRÚC ĐỘNG VÀ CẤU TRÚC TĨNH TRONG TIẾNG NGA

Các tác giả

  • NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.16.654

Tóm tắt

Chúng tôi theo quan điểm cho rằng trong tiếng Nga có 3 dạng biểu thị hành động: chủ động, bị động và phản thân. Bài báo này tiến hành so sánh cấu trúc bị động hai thành phần về mặt ngữ nghĩa.

Có thể chia cấu trúc bị động hai thành phần thành 2 loại: cấu trúc động (пассивы) và cấu trúc tĩnh (стативы). Cấu trúc động là cấu trúc biểu thị quá trình hành động tác động lên đối tượng. Cấu trúc tĩnh là cấu trúc không biểu thị quá trình hành động tác động lên đối tượng, mà thể hiện vị trí của sự vật, vẻ bên ngoài, đặc tính bên trong hoặc nguyên liệu làm nên sự vật.

Về mặt ngữ pháp, cấu trúc động và cấu trúc tĩnh đều sử dụng các hình thái ngữ pháp như nhau: thêm hậu tố -ся đối với động từ chưa hoàn thành và trợ động từ быть+tính động từ ngắn đuôi tận cùng bằng -н/-т đối với động từ hoàn thành thể. Vì vậy, để xác định cấu trúc bị động hai thành phần đó là cấu trúc động (статив) hay cấu trúc tĩnh (пассив), phải dựa vào nghĩa của động từ vị ngữ và dựa vào văn cảnh.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đều có thể phân biệt rõ ràng ý nghĩa động và ý nghĩa tĩnh của cấu trúc bị động hai thành phần. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp giao thoa. Dựa theo ngữ liệu thu thập từ các tác phẩm văn học của L. Tônxtôi, I. Bunhin và K. Pauxtốpxki, chúng tôi chia các trường hợp giao thoa thành 2 loại:  1) ý nghĩa bị động và ý nghĩa phản thân; 2) ý nghĩa bị động và ý nghĩa tĩnh.

Bài báo này gồm 2 phần, cuối mỗi phần đưa ra kết luận mang tính phương pháp phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-12-30

Cách trích dẫn

NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG. (2024). CẤU TRÚC ĐỘNG VÀ CẤU TRÚC TĨNH TRONG TIẾNG NGA. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (16), 3–12. https://doi.org/10.56844/tckhnn.16.654