NHÂN TỐ VĂN HÓA TRONG ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ VÀ DỊCH THUẬT (TRÊN NGỮ LIỆU CÁC THÀNH NGỮ VIỆT, NGA, ANH)

Các tác giả

  • Nguyễn Xuân Hoà

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.45.519

Tóm tắt

Ở mỗi ngôn ngữ, thành ngữ được tàng trữ và lưu giữ theo cách riêng, do đó, khi những người bản ngữ khác nhau giao tiếp, dù muốn hay không, đều phải bằng mọi cách có được một kênh hiểu biết chung giữa người phát và người nhận.

Khi đối chiếu hai ngôn ngữ ta thấy giữa chúng những khác biệt được bộc lộ ra không chỉ ở mặt hình thái cấu trúc mà đặc biệt hơn ở những khía cạnh khác nhau của sự phản ánh đặc tính phạm trù hóa hiện thực ở mỗi dân tộc. Bởi vậy, khi đối chiếu thành ngữ của hai ngôn ngữ cần lưu ý đến sự tạo nghĩa (kết hợp ngữ nghĩa) của các thành tố để tạo ra một nghĩa chung của đơn vị thành ngữ được dùng trong giao tiếp. Nói cách khác, khi đối chiếu các ngôn ngữ thuộc các nền văn hóa khác nhau cần phải làm sáng tỏ những đặc thù dân tộc, những nghĩa hàm ẩn chìm sâu trong cấu trúc hình thức các thành ngữ liên quan đến khế ước cộng đồng người bản ngữ.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-12-30

Cách trích dẫn

Nguyễn Xuân Hoà. (2024). NHÂN TỐ VĂN HÓA TRONG ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ VÀ DỊCH THUẬT (TRÊN NGỮ LIỆU CÁC THÀNH NGỮ VIỆT, NGA, ANH). Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (45), 3–9. https://doi.org/10.56844/tckhnn.45.519