VĂN BẢN TIỀN LỆ - “TRỞ NGẠI” TRONG QUÁ TRÌNH DỊCH (TRÊN NGỮ LIỆU DỊCH TIỂU THUYẾT “TÊN TÔI LÀ ĐỎ” CỦA NHÀ VĂN O. PAMUK SANG TIẾNG NGA)

Các tác giả

  • L.Yu. Mirzoyeva
  • O.V. Syurmen

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.59.36

Từ khóa:

văn bản tiền lệ, ngữ nguồn, ngữ đích

Tóm tắt

Văn bản tiền lệ là một hiện tượng văn hóa nhấn mạnh thuộc tính của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định và sự xa lạ của người tham gia giao tiếp đối với cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa đó.
Bản chất cuả văn bản này, của trở ngại trong quá trình giao tiếp liên văn hóa là ở chỗ văn bản này có mối liên hệ hữu cơ với văn hóa của người bản ngữ (ngữ nguồn) và hoàn toàn xa lạ với văn hóa của người nói ngôn ngữ đích (ngữ đích). Do đó, trong quá trình dịch thuật, văn bản này có thể hỗ trợ người dịch nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn trong quá trình dịch thuật và giao tiếp liên văn hóa. Trong số “các điểm khác biệt nổi bật” có thể kể đến sự khác biệt về tôn giáo của tác giả/người đọc trong ngữ nguồn và sự chênh lệch về thời gian (trong trường hợp này, văn bản mang đặc trưng văn hoá ở một mức độ nhất định không chỉ khó hiểu với nền văn hoá “tiếp nhận” và khó hiểu với chính người bản ngữ.
Bài báo xem xét vai trò của các văn bản tiền lệ trong bản dịch tiểu thuyết “Tên tôi là Đỏ” của O. Pamuk sang tiếng Nga. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp đối chiếu, góp phần nêu bật lên những khó khăn khi dịch các đoạn văn bản này và các giải pháp khắc phục.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2019-10-01

Cách trích dẫn

L.Yu. Mirzoyeva, & O.V. Syurmen. (2019). VĂN BẢN TIỀN LỆ - “TRỞ NGẠI” TRONG QUÁ TRÌNH DỊCH (TRÊN NGỮ LIỆU DỊCH TIỂU THUYẾT “TÊN TÔI LÀ ĐỎ” CỦA NHÀ VĂN O. PAMUK SANG TIẾNG NGA) . Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, 1(59), 120–127. https://doi.org/10.56844/tckhnn.59.36