TÍN NIỆM CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VỀ ĐƯỜNG HƯỚNG GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ GIAO TIẾP (CLT) TẠI VIỆT NAM

Các tác giả

  • Lê Thị Hằng
  • Nguyễn Vũ Thu Hà

DOI:

https://doi.org/10.56844/tckhnn.69.139

Từ khóa:

Tín niệm của giáo viên, đường hướng giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp (CLT)

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu tín niệm của giáo viên tiếng Anh về đường hướng giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp (CLT) ở Việt Nam. Bảng câu hỏi của Khatib và Tootkaboni (2017) được sử dụng để thu thập số liệu từ 128 giáo viên tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở ở hai tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình. Phần mềm SPSS - phiên bản 26 được sử dụng để phân tích dữ liệu thống kê mô tả. Kết quả cho thấy giáo viên có tín niệm khá tích cực với đường hướng giảng dạy giao tiếp. Đặc biệt, trong sáu nhân tố của CLT, hình thức làm việc theo cặp/nhóm được giáo viên ưa chuộng nhất, tiếp theo là vai trò của người dạy, vai trò của người học, vai trò và ý nghĩa của ngữ pháp, sửa lỗi và đánh giá. Tín niệm kém tích cực nhất đó là vai trò của ngôn ngữ mẹ đẻ trong giảng dạy tiếng Anh giao tiếp. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra đề xuất đối với các nghiên cứu tiếp theo nhằm khẳng định những kết quả đã thu được.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-06-14 — Cập nhật vào 2022-06-14

Cách trích dẫn

Lê Thị Hằng, & Nguyễn Vũ Thu Hà. (2022). TÍN NIỆM CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VỀ ĐƯỜNG HƯỚNG GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ GIAO TIẾP (CLT) TẠI VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (69), 10–27. https://doi.org/10.56844/tckhnn.69.139